Một số vấn đề về áp dụng pháp luật hình sự đối với việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu trí tuệ vốn được coi là một động lực quan trọng để thúc đẩy sự tiến bộ khoa học kỹ thuật của quốc gia, trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới,Việt Nam càng phải hoàn thiện hơn các quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có việc hoàn thiện pháp luật về hình sự nhằm bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ. Quy định của Bộ luật hình sự (BLHS) hiện nay đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn một số điểm chưa hợp lý, đó là một trong những lý do dẫn đến thời gian gần đây hầu như không có vụ án về hình sự về tội phạm này trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói riêng, vì vậy xin được trao đổi một số khó khăn trong việc áp dụng pháp luật hình sự đối với việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Bộ luật hình sự năm 1999 quy định các tội phạm và hình phạt liên quan đến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Tội xâm phạm quyền tác giả (Điều 131) và Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171).
Để việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được đúng đắn và thống nhất, góp phần bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam; Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư Liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP, ngày 29/ 02/2008 hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Sự kiện: